Quy định chế độ hoá đơn, chứng từ đối với vận chuyển hàng hoá

Tháng Một152020
AT_admin

Quy định chế độ hoá đơn, chứng từ đối với vận chuyển hàng hoá

Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập khẩu vào nội địa

Quy định chế độ hoá đơn, chứng từ đi kèm bao gồm: Tờ khai hải quan
Căn cứ pháp lý cụ thể: Điều 4 Thông tư Liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP có hiệu lực thi hành kể từ 01/7/2015.

Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trong thị trường nội địa

1) Quy định chế độ hoá đơn, chứng từ đi kèm hàng hóa 

STT Nội dung  Hóa đơn, chứng từ 
đi kèm
Căn cứ pháp lý
1 Hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh không trực tiếp nhập khẩu vận chuyển Hóa đơn, chứng từ của cơ sở bán hàng theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP. Khoản 2 – Điều 5 – Thông tư 64/2015/TTLT- BTC – BCT – BCA – BQP
2 Điều chuyển hàng hóa nhập khẩu cho các cơ sở hoạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu ở ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưng, đơn vị vị phụ thuộc; xuất trả hàng từ đơn vị phụ thuộc về cơ sở kinh doanh; xuất hàng đi chào hàng; xuất hàng tham gia hội chợ, triển lãm Hóa đơn hoặc Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động. Khoản 3 – Điều 5 – Thông tư 64/2015
Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển tại cửa hàng hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố Hàng hóa là sản phẩm gia công hoàn chỉnh nhập khẩu tại chỗ; nguyên, phụ liệu của các hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc các hợp đồng nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu được phép tiêu thụ tại thị trường Việt Nam Bản sao tờ khai hải quan hàng nhập khẩu và Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Điểm a Khoản 4 Điều 5 Thông tư 64/2015
3 Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển tại cửa hàng trực thuộc khác địa bàn hoặc cửa hàng trực thuộc cùng địa bàn hạch toán độc lập Bản sao tờ khai hải quan hàng nhập khẩu và Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn theo quy định Điểm b – Khoản 4 – Điều 5 – Thông tư 64/2015
Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu bán cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác Hóa đơn theo quy định Điểm c Khoản 4 Điều 5 Thông tư 64/2015
4 Cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển bán thành phẩm, nguyên, nhiên, vật liệu để gia công lại tại cơ sở gia công khác Hợp đồng gia công lại kèm theo Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và Lệnh điều động. Khoản 5 Điều 5 Thông tư 64/2015
5 Đối với hàng hóa nhập khẩu mua của cơ quan có chức năng bán hàng tịch thu Hóa đơn do cơ quan có chức năng bán hàng tịch thu lập trong đó ghi rõ số lượng, chủng loại, giá trị từng loại hàng hóa. Khoản 6 Điều 5 Thông tư 64/2015
6 Hàng hóa nhập khẩu mua của cơ quan Dự trữ quốc gia Hóa đơn bán hàng của cơ quan Dự trữ quốc gia Khoản 7 Điều 5 Thông tư 64/2015
7 Hàng hóa là quà biếu, quà tặng miễn thuế; hàng hóa miễn thuế bán trong các khu kinh tế cửa khẩu, nếu thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa thì hàng hóa khi lưu thông trên thị trường Chứng từ chứng minh hàng hóa đã được kê khai, bản chính biên lai thu thuế nhập khẩu. Khoản 8 Điều 5 Thông tư 64/2015

2) Thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ: Tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 3

3) Hình thức của quy định chế độ hoá đơn, chứng từ hợp lệ: bản gốc (trừ trường hợp bản sao được ghi cụ thể).

4) Hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng nhập khẩu

Khi đang trong quá trình vận chuyển nếu không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp lệ tại thời điểm kiểm tra thì được coi là hàng hóa nhập lậu.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 6

5) Hướng dẫn quy định xử lý vi phạm hành chính:

– Không có hóa đơn, chứng từ: bị xử lý theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng.

–  Không có hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng không đầy đủ theo quy định do hỏa hoạn, mất, cháy hỏng, rách và cơ sở sản xuất, kinh doanh đã làm thủ tục khai báo theo quy định, đồng thời chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa: bị xử lý theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn;

6) Các quy định khác

–  Quy định dán tem nhập khẩu: Đối với hàng hóa nhập khẩu là mặt hàng nhà nước quy định phải dán tem hàng nhập khẩu thì ngoài các hóa đơn, chứng từ áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể thì các hàng hóa nhập khẩu này phải có tem hàng nhập khẩu dán vào hàng hóa theo quy định.

Căn cứ pháp lýKhoản 6 Điều 4 Thông tư liên tịch số 64/2015

–  Quy định tem phụ bằng tiếng Việt: Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì không vi phạm quy định về nhãn hàng hóa nhưng tổ chức, cá nhân phải bổ sung nhãn phụ bằng tiếng Việt trước khi đưa ra lưu thông (với điều kiện hàng hóa phải có nhãn gốc theo quy định).

Căn cứ pháp lýKhoản 6 Điều 3 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP.

– Các giấy tờ khác: Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục hàng nhập khẩu có điều kiện ngoài các hóa đơn, chứng từ quy định đối với hàng nhập khẩu còn phải kèm theo các giấy tờ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ pháp lýKhoản 7 Điều 4 Thông tư Liên tịch số 64/2015

Hàng hóa nguồn gốc xuất xứ Việt Nam

1) Quy định chế độ hoá đơn, chứng từ đi kèm hàng hóa

STT Nội dung  Hóa đơn, chứng từ đi kèm Căn cứ pháp lý
1 Vận chuyển hàng hóa từ người bán cho người mua Hóa đơn giá trị gia tăng bản gốc Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC
2 Vận chuyển hàng hóa dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu
3 Vận chuyển hàng hóa để cho, tặng, biếu, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)
4 Điều chuyển hàng hoá cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm Lệnh Điều động Tại Điểm b, Khoản 2.6, Phụ lục 4 Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013

2) Quy định chế độ hoá đơn, chứng từ hợp lệ: bản gốc

3) Hướng dẫn Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ pháp lýKhoản 1 Điều 11 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định như sau:
“3. Vi phạm chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá vận chuyển trên đường thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp không cung cấp được hoá đơn, chứng từ hợp pháp của lô hàng vận chuyển trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm.

b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp không cung cấp được hoá đơn, chứng từ hợp pháp của lô hàng vận chuyển trong thời hạn từ trên 12 giờ đến 24 giờ, kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm.

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp không cung cấp được hoá đơn, chứng từ hợp pháp của lô hàng vận chuyển sau 24 giờ, kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm, nhưng chưa ra quyết định xử phạt.

Trường hợp, cung cấp được hoá đơn, chứng từ sau khi cơ quan thuế đã ra quyết định xử phạt hoặc không cung cấp được hoá đơn, chứng từ sau thời hạn quy định tại điểm này thì bị xử phạt về hành vi trốn thuế, nhưng nếu cung cấp được chứng từ nộp thuế của lô hàng vận chuyển trong thời hiệu giải quyết khiếu nại thì chỉ bị phạt tiền theo mức quy định tại điểm này mà không bị xử phạt về hành vi trốn thuế”.

Xem thêm: các mức phạt khi không có hóa đơn, chứng từ khi vận chuyển

(Nguồn tham khảo: moj.gov.vn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *