Cách làm lại bằng lái xe máy, ô tô khi bị mất

Tháng Một152020
AT_admin

Cách làm lại bằng lái xe máy, ô tô khi bị mất

ộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa đưa ra đề xuất tất cả những người mất bằng lái xe phải thi lại. Vậy hiện nay, thủ tục xin cấp lại, cách làm lại bằng lái xe (GPLX) bị mất được thực hiện thế nào?

Uỷ ban Tư pháp tổ chức phiên giải trình về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.

Trong phiên giải trình, bà Nguyễn Thị Thủy – Thường trực Uỷ ban Tư pháp trình bày báo cáo nghiên cứu về tình hình trên. Báo cáo nghiên cứu này cho hay trong công tác đào tạo. Cấp giấy phép lái xe ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nói. Bộ này đã đưa ra nhiều đề xuất, hướng giải quyết. Trong đó, đáng chú ý là đề xuất phương án, tất cả những người mất bằng lái xe phải thi lại.

“Chúng tôi cũng đề xuất phương án, tất cả những người mất bằng lái xe phải thi lại. Để tránh tình trạng lợi dụng việc này xin thêm bằng thứ 2, thậm chí bằng thứ 3”, ông Thể nói.

Thủ tục cách làm lại bằng lái xe bị mất như thế nào?
Phát biểu này của Bộ trưởng Bộ GTVT ngay lập tức đã thu hút được sư quan tâm của dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng đề xuất này là không khả thi, gây phiền hà cho người dân. Vậy theo quy định hiện hành, thủ tục xin cấp lại làm lại giấy phép (bằng) lái xe bị mất thế nào?

Theo tìm hiểu, hiện nay thủ tục xin cấp lại giấy phép lái xe bị mất được quy định tại Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Theo đó, người có nhu cầu cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ và thực hiện theo 4 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Gồm đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định. Hồ sơ gốc phù hợp với Giấy phép lái xe (nếu có). Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định. Trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3. Bản sao CMND, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc thẻ căn cước công dân.

Sau thời gian 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định. Nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý. Có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.

Người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 3 tháng trở lên.Có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý.

Sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung: Quá hạn sử dụng từ 3 tháng đến dưới 1 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết. Quá hạn sử dụng từ 1 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

Bộ hồ sơ gồm
Người lái xe chuẩn bị 1 bộ hồ sơ dự sát hạch lại. Bao gồm: Bản sao CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND. Hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam). Hộ chiếu còn thời hạn (đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài).

Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp. Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận. Bản chính hồ sơ gốc của giấy phép lái xe bị mất (nếu có).

Cách làm lại bằng lái xe máy, ô tô khi bị mất
Cách làm lại bằng lái xe máy, ô tô khi bị mất
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép lái xe bị mất tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Hoặc Sở Giao thông vận tải nơi cấp giấy phép lái xe. Người lái xe chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.

Bước 3: Nộp lệ phí xin làm lại bằng lái xe
Thông tư 188/2016/TT-BTC quy định cụ thể lệ phí cấp lại giấy phép lái xe bị mất như sau: Lệ phí cấp lại giấy phép lái xe: 135.000 đồng/lần.

Phí sát hạch lái xe: Đối với thi sát hạch lái xe máy (hạng xe A1, A2, A3, A4): Sát hạch lý thuyết là 40.000 đồng/lần. Sát hạch thực hành là 50.000 đồng/lần. Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F): Sát hạch lý thuyết là 90.000 đồng/lần. Sát hạch thực hành trong hình là 300.000 đồng/lần. Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.

Bước 4: Nhận giấy phép lái xe cấp lại
Theo thời hạn trên giấy hẹn, người làm thủ tục đến bộ phận tiếp nhận. Và trả hồ sơ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Hoặc Sở Giao thông vận tải để nhận Giấy phép lái xe được cấp lại. Khoản 6 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định. Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *